Quản lý web
- Người liên hệ: Huỳnh Thúc Ấn
- Điện thoại: +84 (0)914000699
- E-mail: huynhthucan@gmail.com
- Đời thứ [11]
Miền Nam:
- Người liên hệ: Huỳnh Thúc Kháng
- Điện thoại: +84 (0)903693737
- E-mail:
- Đời thứ [12]
Đà Nẵng:
- Người liên hệ: Huỳnh Tấn Bửu
- Điện thoại: +84 (0)903598989
- E-mail: tanbuuhuynh@gmail.com
- Đời thứ [11]
Kỳ Lam:
- Người liên hệ: Huỳnh Tấn Long
- Điện thoại: +84 (0)987704967
- E-mail: huynhtanlong1953@gmail.com
- Đời thứ [11]
+ BAN XÂY DỰNG TỘC PHẢ HUỲNH BỔN TỘC
+ DIỄN VĂN KHÁNH THÀNH TỪ ĐƯỜNG
+ BAN XÂY DỰNG BỘ TỘC PHẢ THỐNG NHẤT
+ TỘC ƯỚC
+ MẪU VĂN TÊ TỪ NĂM 1975 ĐẾN NAY
+ HỘI AN ĐÔ THỊ CỔ DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI
+ HINH ẢNH 1
+ HIỂN LINH LỤC THẾ TỔ GIANG HẠ QUẬN ÔNG HUỲNH NGỌC TÍCH
+ KỲ LAM ĐẤT TỔ (CẦU KỲ LAM NỐI LIỀN NAM BẮC)
+ HÌNH ẢNH ĐỜI THỨ 11 VÀ THỨ 12
Lời nói đầu
Thưa chư vị con cháu họ Huỳnh Kỳ Lam.
Năm 1983, sau khi tôn tạo từ đường, Họ ta đã đặt vấn đề xây dựng Tộc phả, nhưng do nhiều nguyên nhân chúng ta chưa làm được.
Năm 1995, do mối xong và bão lụt tàn phá từ đường đã xuống cấp nghiêm trọng, nên bà con trong Họ quyết tâm đóng góp công của để xây dựng lại từ đường vững chắc, to đẹp và đàng hoàng hơn.
Ngày 12 tháng chạp năm Ất Hợi (31.1.1996) nhân ngày giỗ đệ nhất Hậu hiền có đông đảo con cháu về dự, Hội đồng Gia tộc và Hội đồng Cố vấn nêu ý kiến: "Cầu khẩn trương xây dựng Tộc phả để lưu truyền con cháu trong xa gần; trong nước cũng như ngoài nước giữ gì nguồn gốc cho muôn đời sau".
Với tinh thần đó, ngày mồng 3 Tết Bính Tý (21-02-1996) Hội đồng Gia tộc và Hội đồng Cố vấn họ HUỲNH, sau lễ tạ tổ tiên đến quyết định quan trọng cũng như những biện pháp cần thiết về xây dựng Tộc phả từ mục đích, yêu cầu, phương châm, phương pháp và tổ chức thực hiện. Hội nghị đã cử ra Ban xây dựng Tộc phả gồm 18 vị do ông Huỳnh Nghệ làm trưởng ban và hai ông Huỳnh Huấn, Huỳnh Minh Hồng làm phó ban.
Các thành viên khác là các ông bà:
Ông Huỳnh Hạc
Ông Huỳnh Ngọc Hoá
Ông Huỳnh Tấn Ngữ
Ông Hoàng Nam
Ông Huỳnh Tấn Đó
Ông Huỳnh Ngọc Hải
Ông Huỳnh Minh Lệ
Ông Huỳnh Tấn Long
Bà Huỳnh Thị Thành
Ông Huỳnh Bình
Ông Huỳnh Kinh
Ông Huỳnh Tấn Lộc
Ban xây dựng Tộc phả cử ra Tiểu ban biên tập gồm 7 vị tiểu ban biên tập chia làm 3 nhóm:
- Nhóm lịch sử nghiên cứu nguyên lai họ Huỳnh Kỳ Lam, soạn thảo tộc ước và các gương trung hiếu tiêu biểu do ông Huỳnh Nghệ, ông Huỳnh Minh Hồng và ông Huỳnh Ngọc Hải thực hiện.
- Nhóm hệ thống hoá và viết Tộc phả do ông Huỳnh Tấn Ngữ phụ trách trong đó có ông Huỳnh Huấn, Huỳnh Hạc, Huỳnh Gặp và Huỳnh Minh Lệ tham gia.
- Nhóm phụ trách in ấn làm nhiệm vụ hiệu đính trước khi in do ông Huỳnh Tam, Huỳnh Tấn Ngữ, Huỳnh Ngọc Hoá chịu trách nhiệm.
Ban xây dựng Tộc phả xét cần cử thêm tiểu ban vận động tài chính có số vị do ông Huỳnh Minh Hồng chịu trách nhiệm gồm các ông bà: Bà Thành, ông Kinh, ông Lộc, Huỳnh Sáu, Huỳnh Ngọc Hoá, Hoàng Nam, Phân công cụ thể:
- Sài Gòn: ông Kinh, ông Lộc
- Kỳ Lam: ông Sáu, ông Hoá
- Đà Nẵng: bà Thành, ông Nam
- số địa phương: Đà Lạt, Hà Nha, Hà Dục, Hà Vi, Phú hanh cử người liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp.
Hội đồng Gia tộc Hội đồn g Cố vấn nhận thấy việc xây dựng Tộc phả không dễ dàng. Đây là công trình cần nhiều trí tuệ, công sức, vật chất và mất nhiều thời gian. khó khăn lới nhất là sưu tầm sử liệu và các bản phổ ý, đã bị thất lạc do chiến tranh kéo dài hoặc di chuyển làm ăn sinh sống nhiều nơi, cũng có thể vì số người không quan tâm ghi chép gia phả nên đến nay không biết thứ lớp thế nào?.
Kể từ Tiền hiền sơ khai đến nay tộc HUỲNH đã sinh hạ đến đời 14 và sinh sống gần như trong cả nước. Đại bộ phận con cháu vẫn ở Kỳ Lam, một bộ phận chuyển cư lên Hà Nha, Hà Vĩ, Hà Dục Phú Hanh Đại Thạnh. Một bộ phận chuyển cư vào Biên Hoà chưa liên lạc được v.v... Qua 50 năm kể từ năm 1945 con cháu họ HUỲNH đã thích nghi với điều kiện lịch sử đất nước tạo nên và đã tìm kiếm nơi làm ăn phù hợp với khả năng và điều kiện phát triển của mình, đã có mặt tại Hà Nội, Đà Nẵn, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Hội An và đều có mặt rải rác ở các tỉnh. Một bộ phận con cháu họ HUỲNH đa sinh sống hải ngoại ở các nước Pháp, Mỹ, Canada, Úc, Nga, Nhật, Lào,...
HUỲNH TỘC muốn rằng dù con cháu ở đâu cũng cần có một bộ Tộc phả để biết tông tích về tiên tổ của mình. Chính vì lẽ đó Tộc phả lần này được xây dựng thống nhất, không tách riêng ra từng phái, từng chi, từng Đầu ông.
Tiền nhân ta có công trong việc mở mang bờ cõi, xây dựng đất nước, con cháu của Ngài nhiều người đã có công với nước, với dân, với làng xã họ hàng, thôn xóm từ đời này sang đời khác. Đã có nhiều liệt sĩ ngã xuống cho nền độc lập dân tộc.
Trải qua hơn 10 đời trong tộc không có loạn thần, tặc tử không có một con cháu nào tỏ ra bất hiếu bất trung.
Tiền nhân Huỳnh Tộc ta có những đức tính cao quí mà con cháu chúng ta nên trân trọng . Đó là: có chí lớn, quyết đoán, ưa phóng khoán, tận tuỵ với công việc và sự nghiệp chung, yêu thương bảo vệ gia đình vợ con, tộc họ, có đức khiêm tốn, tôn trọng đạo lý về lễ nghĩa, biết thích nghi hoà nhập vào cộng đồng. Đó là một người có Trí, Dũng, Tín, Lễ, Nghĩa vẹn toàn, đáng được các thế hệ con cháu chúng ta noi theo và học tập.
Chính vì những lẽ đó mà yêu cầu xây dựng Tộc phả phải chuẩn xác kể cả nguyên lai nguồn gốc của họ và các thứ lớp thế hệ rõ ràng, cố gắng không để sót.
Ban xây dựng Tộc phả đã thu mượn được nhiều bản phổ hệ, gia đình, đã kế thừa và tôn trọng các bản ghi chép của các Phái, Chi, Đầu ông, đã chuyển ngữ từ chữ Nho sang chữ quốc ngữ, có chữ Việt hoá, có chữ giữ nguyên âm hán nôm, có ghi chú tên trong gia phả với tên thường gọi, chức sắc, nơi chôn cất, ngày kỵ giỗ. Đối với con gái, tộc phả cố gắng ghi nơi lấy chồng, tên họ người chồng, chức sắc, tên thường gọi nếu có.
Ban xây dựng Tộc phả xin cảm ơn chư vị và con cháu trong họ đã góp công, góp của tích cực để hoàn thành Tộc phả họ Huỳnh ta.
Bộ tộc phả được xây dựng và hoàn thành cùng thời gian với việc tôn tạo từ đường. Con cháu họ HUỲNH ta có niềm vui trọn vẹn tìm lại được chính mình trong giòng máu thiêng liêng của tiền nhân chảy trong mỗi người chúng ta cả vật thể lẫn tinh thần.
Tóm lại, tất cả con cháu họ HUỲNH thật sự mừng đón Bộ Tộc phả thống nhất. Điều này có nghĩa là Sức mạnh, Phát triển, Thành đạt và phồn vinh.
Ban xây dựng Tộc phả đã cố gắng hết mình đi về các đjia phương rà soát bổ sung nhiều lần để hạn chế sai sót, nếu còn sai sót xin được bổ sung.
Thành thật cảm ơn.
Điện Thọ, Kỳ Lam, 12 Tháng 7 Bính Tý
BAN XÂY DỰNG TỘC PHẢ
Tài liệu tham khảo
- Tộc phả họ Trần, họ Nguyễn Đình Kỳ Lam
- Văn tế Tiền hiền thất tộc (hộ Trần lưu giữ)
- Lược sử Gia Tộc họ Huỳnh của ông Huỳnh Minh Hồng.
- Gia phả Phái Nhất Chi nhì của con cháu họ Huỳnh ở thành phố Hồ Chí Minh
- Gia phả ông Huỳnh Yến, ông Huỳnh Gặp
- Hàng chục quyển gia phả các Đầu Ông.
- Các sử liệu lịch sử khác về các đời Chúa và Vua Nhà Nguyễn
Nguyên lai
HỌ HUỲNH KỲ LAM ĐIỆN THỌ
Điện Bàn Quảng Nam
Nhân việc tôn tạo lại Từ đường, năm 1995, Hội đồng Gia tộc và Hội đồng cố vấn họ HUỲNH KỲ LAM quyết định soạn thảo có hệ thống tộc phả và đã cử ra ban xây dựng tộc phả. Ban xây dựng tộc phả thấy cần nghiên cứu tìm hiểu nguyên lai của Tiền hiền và đã cử nhóm phụ trách công việc này.
theo ghi chép xưa để lại, tiền hiền ta quê làng Huệ Trù phủ Nam Sách, đạo Hải Dương. Qua đi Huế để sưu tầm một số sử liệu về nhà Nguyễn, dự cuộc hội thảo của Unesco về tộc họ củ Việt Nam tại Hà nội, đi về thực địa huyện Nam Sách tỉnh Hải Hưng và đến Viện Bảo tồn bảo tàng tỉnh Hải Hưng để tìm hiểu thì được biết:
Phủ Nam Sách xưa có 4 huyện: Thanh Lâm, Thanh Hà, Minh Chánh (sau đổi là Tiên Minh) và Chí Linh. Làng Huệ Trù cũ sau đổi thành Lộc Trù thuộc huyện Tiên Minh. Huyện Tiên Minh sau đổi thành huyện Tiên Lãng có xã Tiên Thắng. Về xã Tiên Thắng có thôn Lộc Trù tục gọi là làng Trù và có Hoàng tại đây. Tiếc rằng từ đường họ Hoàng và tộc phả họ Hoàng đã bị chiến tranh thiêu huỷ từ thời kháng chiến chống Pháp. Tìm hiểu qua các bậc bô lão trong họ Hoàng và địa phương, được biết họ Hoàng Huệ Trù phát tích đến nay khoảng 900 năm, là họ đầu tiên khai phá đất đai làng Trù, cùng các họ Vũ, họ Phạm, họ Trịnh. Nguyên gốc của họ Hoàng là từ huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hoá. Vùng đất này xưa kia là nơi sình lầy và dân cư các nơi quần tụ về khai khẩn từ thời nhà Lý.
Những người họ Hoàng thường lót chữ "gia" nhưng nhiều người không lót. Được biết con cháu họ Hoàng ở đây có nhiều người tham gia cách mạng, có nhiều liệt sĩ và có một số bà mẹ Việt Nam anh hùng, Hiện nay con cháu họ Hoàng sống khắp nơi ở thành phố Hải Phòng, tới ngày giỗ tổ: ngày 25 tháng chạp mới tụ hội về. Điều chúng ta muốn biết là thực danh Tiền hiền họ ta là gì, những con cháu của Ngài tại quê cũ còn ai và Ngài là thế hệ thứ mấy của Hoàng tộc Huệ Trù đều không giải quyết được vì không còn tộc phả gốc.
Chúng ta đều biết: Mỗi tộc họ đều có nguồn gốc gắn liền với bối cảnh lịch sử, các triều đại dân tộc và đất nước. Các tộc họ vào xứ Quảng xưa và hiện nay là miền nam Trung bộ cuối thế kỷ thứ 16 và đầu thế kỷ thứ 17 đều có liên quan đến thân thế và sự nghiệp nhà Nguyễn, bắt đầu từ ông Nguyễn Hoàng.
Ông Nguyễn Hoàng là con trai thứ hai của ông Nguyễn Kim. Ông Nguyễn Kim là người có công dẹp loạn, khôi phục ngôi vua và mở ra thời kỳ Lê trung hưng của nhà hậu Lê. Ông được vua Lê phong chức Thái Tể là chức vụ cao nhất của triều đình, nắm toàn quyền về hành chánh và quân sự. Khi ông mất, Trịnh Kiểm là con rể ông đã chiếm hết mọi quyền bính và bức vua phong vương, bắt đầu nước ta đã có vua còn có chúa "vua Lê chúa Trịnh" - Người con trai lớn là ông Nguyễn Uông tỏ ý bất bình liền bị Trịnh Kiểm sát hại. Ông Nguyễn Hoàng em ông Nguyễn Uông sợ Trịnh Kiểm sát hại mình tìm gặp Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm để hỏi ý kiến. Ông Trạng Trình bảo: "Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân" ý nói dựa vào dãy Hoành sơn thì lập nghiệp lâu dài, ông Nguyễn Hoàng hiểu ý về thưa với chị là bà Ngọc Bảo, vợ Trịnh Kiểm, xin với anh rể cho mình vào trấn thủ đất Thuận hoá. Để được lòng vợ và cũng để nhổ đi một cái gai, năm Mậu Ngọ (1558) Trịnh Kiểm xin vu Lê Anh Tông - đế hiệu Chính trị, Hồng phúc ra chiếu chỉ cho Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hoá gồm Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên hiện nay, với tước hiệu Thái uý Đoan quận công.
Lúc bấy giờ những người họ hàng của ông Nguyễn Hoàng ở huyện Tống Sơn và quân lính người tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, đưa cả vợ con theo ông Nguyễn Hoàng vào đóng tại xã Ái Thử, kho cây Khế huyện Đăng Xương (cũ) tỉnh Quảng Trị ngày nay.
Năm Kỷ Tỵ (1566) ông Nguyễn Hoàng về kinh Thăng Long để chầu vua Lê và yết kiến chúa Trịnh. Trịnh Kiểm thấy Nguyễn Hoàng không có dấu hiệu gì chống Trịnh nên đã gọi Nguyễn Bá Quýnh về trấn thủ Nghệ An và xin vua giao cho Nguyễn Hoàng trấn luôn cả xứ Quảng vào năm 1569. Bắt đầu từ đó Thuận Hoá và Quảng Nam đặt dưới quyền trấn thủ của Nguyễn Hoàng, được gọi tắt là đất Thuận - Quảng. Những dân cư đi theo ông Nguyễn Hoàng 1558 đến năm 1570 lần lượt vào xứ Quảng khai cơ lập nghiệp. Trong số đó có những người di cư vào Thuận Quảng thời vua Lê Thánh Tông ( có chủ trương di dân từ phía bắc vào những năm 1470 - 1471) đã ở được bốn năm đời trên đất Thuận Quảng.
Năn 1593, thái uý Đoan quận công Nguyễn Hoàng về kinh Thăng Long lần thứ hai để chầu vua Lê Thế Tông (1573 - 1599) và giúp Bình an vương Trịnh Tùng đánh dẹp họ Mạc còn ở miệt Cao Bằng - Lạng Sơn. Là con trai Nguyễn Kim, cậu của chú Trịnh và là đại thần nhà Lê, với tài thao lược, ông Nguyễn Hoàng thu nhiều thắng lợi, có uy tín lớn ở triều đình khiến Trịnh Tùng đem lòng đố kỵ, không muốn cho ông về lại đất Thuận Quảng và có âm mưu ám hại ông. Ông Nguyễn Hoàng biết được tin này giả vờ kéo quân về hướng đông để dẹp giặc vì thời ấy nhiều người không phục chúa Trịnh nên nổi lên chống lại như các ông Phan Ngạn, Bùi Văn Khuê, Ngô Đình Hàm v.v... và ông đã cùng bản bộ tướng sĩ theo đường biển kéo về đất Thuận Quảng mang theo các sĩ phu hào kiệt Bắc hà vào năm Canh Tý (1600).
Ông Nguyễn Hoàng là người đức độ, thông minh, khôn ngoan, chiêu hiền đãi sĩ nên sĩ phu, hào kiệt Bắc hà theo ông rất đông, trong thời gian ông ở đất Bắc 8 năm (1593 - 1600) Tiền hiền họ Huỳnh ta, quê làng Huệ trù, phủ Nam sách, đạo Hải Dương cách xa Thăng Long hàng trăm dặm đường bộ, là một sĩ phu mếm mộ tài đức ông Nguyễn Hoàng nên về cộng tác để chung lo việc nước.
Khi ông Nguyễn Hoàng kéo quân theo đường hải đạo vào nam, tiền hiền họ ta không mang theo được toàn bộ gia đình mà chỉ đem theo một người cháu nội và hai người con trai, vì đi biển sóng gió đàn bà, trẻ con không chịu được. Ngài vốn là họ Hoàng vì tránh uý ông Nguyễn Hoàng, cũng như tất cả những người mang họ Hoàng khác đều đổi lại họ Huỳnh. Khi vào đến Thuận Hoá, ngài được mời ở lại cơ quan "Phụ quốc phủ" Nhà Nguyễn (như Bộ tham mưu ngày nay). Hai người con của Ngài là Huỳnh Ngọc Nhụy, Huỳnh Công Lễ cùng với cháu nội là Huỳnh minh Trân vào đất Quảng Nam năm `600 để tham gia vào công việc khai hoang phụ hóa đất đai sau này đặt tên là xã Kỳ Lam với các chủ tộc khác đã vào trước vài ba chục năm.
Từ khi ông Nguyễn Hoàng kéo quân vào Nam, cuộc phân tranh Nam Bắc bắc đầu. Vừa đến Thuận Hóa, ông Nguyễn Hoàng sai con thứ sáu là nguyễn Phú Nguyên vào Quảng Nam thúc đẩy sản xuất, dụng kho tàng, tích trữ lương thực, chiêu tập binh mã, luyện tập quân sự, lấy đất Quảng nam làm hậu cứ chống lại họ Trịnh. Chúa Trịnh tuyên chiến với chúa Nguyễn, chiến tranh giữa Đàng ngoài và Đàng trong kéo dài hàng thế kỷ, tuy cả hai bên đều là tôi nhà Lê và đều lấy danh nghĩa phò Lê.
Ông Nguyễn Hoàng mất năm Quý Sửu (1613) thọ 89 tuổi. Người kế tục ông là Nguyễn Phúc Nguyên tục gọi chúa Sải (1613 - 1636). Tiền hiền họ Huỳnh ta làm việc tại Phụ quốc phủ của Chúa Nguyễn từ thời ông Nguyễn Hoàng đến đời ông Nguyễn Phúc Nguyên được 32 năm - Ngài mất vào ngày 15 tháng Giêng năm Nhâm Thân (1632) tại Huế và thi hài Ngài được đưa về an táng tại xứ đất cồn chùa Kỳ La thuộc Kỳ Lam, nơi có hai người con trai và cháu nội Ngài đã lập gia cư sinh sống tại đó. Trên tờ Triệu đưa lin cữu của Ngài từ kinh thành Huế về, chúa Nguyễn viết (1): "Giang hạ quận Đặc tấn Phụ quốc Phủ Ký lục Ba Bản Huần Huỳnh Quý Công Đại Lang Thần Vị" cùng đi với thi hài còn có hai vị tùy tùng theo hầu, về sau hai vị qua đời, được mai táng gần mộ Ngài cách một Trượng. Do vậy, trong các văn tế họ Huỳnh và thất tộc tiền hiền cũng viết tên húy Ngài đúng như lời trên tờ Triệu của chúa Nguyễn.
Sau thời gia dài cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn, tiếp đó là cuộc chiến tranh giữa Tây Sơn và chúa Nguyễn, đến đầu thế kỷ 19, triều đình nhà Nguyễn được thành lập trên cơ sở nước Việt Nam được thống nhất từ thời Quang Trung Nguyễn Huệ Tây Sơn. Đây là giai đoạn đất nước yên bình sau cuộc chiến tranh kéo dài, dân tộc độc lập lấy quốc hiệu Việt Nam. Các vu đầu triều Nguyễn, đặc biệt từ Vua Minh Mạng đến nửa đời vua Tự Đức, có những chủ trương chính sách tốt để xây dựng kinh tế xã hội, đề cao văn hóa dân tộc, tri ân công đức những người theo chúa Nguyễn vào Nam và có công mở mang đất nước. Trên bị mộ tiền hiền ta có dòng chữ "Tuế Thứ Nhâm Thìn Niên Bát Ngoạt Kiết Nhật" ứng vào năm 1832 Minh Mạng năm thứ 13, đó là năm tôn tạo các mồ mã các bậc tiền bối có công với nhà Nguyễn.
Cũng trong thời gian này, tổ tiên ông bà các tộc là Kỳ Lam xây dựng lại ngôi đình, ngôi chùa và nhà thờ thất tộc để thờ tiền hiền bảy họ: Trần, Nguyễn, Huỳnh, Đỗ, Nguyễn Cỗ, Nguyễn Duy, Lê. Việc sắp xếp thứ tự các họ nêu trên là căn cứ theo họ nào vào trước, họ nào vào sau và số dân đinh của các họ nhiều hay ít trong làng mà đặt ra. Vấn đề quan trọng là nhân dân xã Kỳ Lam cũ cũng như bà con họ Huỳnh ta đã đoàn kết xây dựng xã thôn và tế tự Thành hoàng tiền hiền các tôn tộc để bảo tồn công đức các vị tiền nhân xưa.
Chính vì lẽ đó mà câu liễn thời Tiền hiền họ ta viết là:
"Bắc Địa Tùng Vương Tiên Kiến Lập
Nam Thiên Thác Thổ Hậu Khai Cơ"
Có nghĩa là:
Từ đất Bắc theo chúa Nguyễn để mở mang bờ cõi
Tại trời Nam về sau con cháu đã xây dựng cơ đồ.
Các câu đối thời Hậu hiền là:
1 - Phía Phước Hải:
"Phước Ấm Kế Truyền Thừa Phụng Tự
Từ Đường Tái Tạo Ngưởng Tôn Minh"
Có nghĩa là:
Con cháu nối tiếp nhau thờ tự giữ điều phước ấm
Xây dựng nhà thờ nhiều lần để tưởng nhớ người xưa.
2 - Phía Thọ Sơn:
"Đức Hậu Tiên Linh Trường Vạn Hải
Ân Thâm Tổ Phụ Quá Thiên Sơn"
Có nghĩa là:
Công đức của tiên linh dài như biển
Công ơn của ông cha cao hơn núi"
Đời đời nhớ ơn công đức tổ tiên
Kình xin các bậc tiên linh phù hộ con cháu an cư lạc nghiệp.
HỘI ĐỒNG GIA TỘC HỌ HUỲNH KỲ LAM
KÍNH BÁO
Trích Việt Nam sử lược
CHÚA NGUYỄN HOÀNG - NGUYỄN PHÚC NGUYÊN
Ở chính dinh của chúa có đặt để ra Tam ty - Tam ty đó là:
- Xá sai ty
- Trưởng thần lại ty
- Lệnh sử ty
Xá sai ty: Có quan Đô tri Ký lục đứng đầu chăm lo từ tụng các văn án giúp chúa điều hành chánh trị.
Trưởng thần lại ty: Có quan Cai bạ đứng đầu trông coi các loại thu: Thuế, lương và cung cấp cho các đạo quân.
Lệnh sử ty: Có quan Nha ký đứng đầu trong coi quân chính đinh kiêm lễ tiết tết nhất.